• Trang phụ: Các giọng ca cải lương từ đĩa nhựa thập niên 60
  • Bạch Yến (phần 2): Chút tình bỏ quên
  • Bạch Yến – Đĩa nhựa & Bài báo
  • Ca sĩ Tâm Vấn (1934-2018)
  • Ca sĩ Thái Hiền: Nghề- nghệ- nghiệp
  • Dòng nhạc Hoàng Quốc Bảo
  • Họa Mi (giai đoạn 1975-1988)
  • Không gian Hà
  • Kiều Chinh- Diễn xuất và tự sự
  • Lệ Thu
  • Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh
  • Mộc Lan (1931-2015)
  • Mộc Lan (1931-2015)- Phần 2
  • NSUT Hồng Vân
  • Sài Gòn vào mưa
  • Thái Hiền và những ca khúc Trịnh
  • Trang : Lệ Thanh- Thanh Thúy
  • Trang Nghệ Thuật Phật Giáo
  • Trang phụ: Tiếng hát Hà Thanh từ một số đĩa than
  • Trang: Thái Thanh và Ban Hợp Ca Thăng Long
  • Đĩa nhựa – Khánh Ly – Lệ Thu – July Quang
  • Đĩa nhựa – Thập niên 60
  • Đĩa nhựa hiếm
  • Đĩa nhựa hiếm – Phần 2
  • Đĩa nhựa Khánh Ly -Lệ Thu (phần 2)
  • Đĩa nhựa Minh Hiếu
  • Đĩa nhựa Sân khấu truyền thống
  • Đĩa nhựa Thanh Nga
  • Đĩa nhựa Thanh Vũ & Nhật Trường
  • Đĩa nhựa thập niên 60 (phần 2)
  • Đĩa nhựa thập niên 60 (phần 3)
  • Đĩa nhựa thập niên 60 (phần 4)
  • Đĩa nhựa Việt Nam 1975-1990
  • Đĩa than 78 vòng thập niên 40, 50
  • Đĩa than 78 vòng thập niên 40, 50 (phần 2)
  • Đĩa than 78 vòng thập niên 40, 50 (phần 3)

Website Ca sĩ Hà Thanh

~ Thềm hoang thêu nắng, phượng thắm rơi đầy

Website Ca sĩ Hà Thanh

Monthly Archives: May 2018

Ngày buồn không vơi chấp nối hận sầu

26 Saturday May 2018

Posted by casihathanh in Ngày buồn không vơi chấp nối hận sầu, Uncategorized

≈ Leave a comment

Tags

Ca si Ha Thanh, ca si Thai Thanh, Nhạc sĩ Thanh Trang

 

Kỷ niệm Phật Đản 2562 (năm 2018)

 

 

tro-chuyen-voi-thanh-trang1.jpg

Nhạc sĩ Thanh Trang tên thật Nguyễn Thanh Trang, sinh năm 1942 tại Thái Hà Ấp Hà Nội, quê ngoại ở Huế. Từ 1950 theo gia đình vào Nam sống ở Saigon. Học Luật khoa Saigon, lấy Cao học Kinh tế năm 1966, sau đó bị gọi lính, vào Trường Bộ binh Thủ Đức. Ra trường về dạy Võ bị Đà Lạt. Cuối 1969 qua Mỹ du học về Kinh tế, 1973 về nước tiếp tục dạy Võ bị Đà Lạt. Sau 1975 đi trại cải tạo đến 1982. Giữa thập niên 1990 thì qua Mỹ định cư.

Ca khúc Duyên Thề:

” Sàigòn 1962, ngày tôi đang ở năm thứ hai Trường Luật Saigon. Trái với sự suy đoán của hầu hết những thính giả đã từng yêu thích bài hát này, không hề có bóng dáng một người con gái bằng xương bằng thịt nào ở ngoài đời. Ngày đó, những lúc yên tịnh, tôi đang đọc quyển “Le Bouddha” của Foucher, và cho đến đây thì tôi đã được nghe khá nhiều bài hát nói về Tình Yêu của các nhạc sĩ lớp tiền bối. Nhưng nhớ lại những bài hát nói về tình yêu rồi mấy ngày liền đọc và nghiền ngẫm quyển sách về Phật, tự dưng trong lòng tôi như có tiếng thở dài, tuy rất nhẹ nhàng. Lời lẽ của bài hát do đó cũng như một thứ “triết lý” nhẹ nhàng của tuổi thanh niên về tình yêu . Phạm Duy, vài ngày sau khi xem bài hát đã đưa cho Kim Tước là người đầu tiên hát bài ấy trong Ban “Hoa Xuân” của Ông.”

Tham khảo:

thanhtrang.thuvientoancau.org
youtube Vanchus

 

Duyên thề- Hà Thanh

https://casihathanh.files.wordpress.com/2018/05/duyenthepre75-hathanh-2931906.mp3

 

Duyên thề- Thái Thanh

https://casihathanh.files.wordpress.com/2018/05/duyen-the.m4a

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
  • More
  • Tumblr
  • LinkedIn
  • Reddit
  • Email
  • Pocket
  • Pinterest

Like this:

Like Loading...

Mưa rơi … Chiều nay vắng người

16 Wednesday May 2018

Posted by casihathanh in Mưa rơi ... Chiều nay vắng người, Uncategorized

≈ Leave a comment

Tags

Chau Ky, Ha Thanh, Moc Lan, Mua Roi, Ung Lang

s-l16003.jpg

“Năm 1947, chàng nghệ sĩ lãng tử Châu Kỳ rời bỏ đoàn Hồng Thu của bà chị ruột ở Huế để vào Sài Gòn. Một năm sau, nàng thiếu nữ tài sắc Phạm Thị Ngà của đất cảng Hải Phòng cũng đặt chân dến Sài Gòn. Nàng tập tễnh đi hát và được nhạc sĩ Lê Thương đặt cho nghệ danh Mộc Lan. Họ gặp và quấn quýt lấy nhau…”

Trở thành một cặp đôi âm nhạc lẫy lừng khắp Sài Gòn rồi khắp cả nước, Châu Kỳ- Mộc Lan như hình với bóng, luôn bên nhau suốt những đêm trình diễn ở các rạp Văn Cầm (gần cầu chữ Y), Aristo (đường Lê Lai), Thanh Bình (đường Phạm Ngũ Lão), Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), Khải Hoàn (đối diện chợ Thái Bình)… Nhưng cuộc hôn nhân này lại tan vỡ chỉ 6 năm sau ngày cưới khi ca nhạc sĩ Châu Kỳ cùng người bạn thân là nhà thơ Đặng văn Nhân chứng kiến công chúa soprano Mộc Lan hẹn hò cùng một người đàn ông khác. Nhà thơ Đặng văn Nhân ngày nào là chủ hôn của đôi vợ chồng nghệ sĩ , nay lại là người cứu mạng Châu Kỳ bằng cách ôm ghì ông lại khi người nhạc sĩ này sắp tự vẫn.

Đó là khoảng năm 1954. Mộc Lan trở thành độc thân và thu nhỏ bờ cõi mình vào chỉ một phòng của khách sạn Viễn Đông trên đường Phạm Hồng Thái tuy sự nghiệp âm nhạc của cô vẫn ngày càng tỏa sáng. Còn Châu Kỳ thì trở thành một gã say sưa trong suốt mấy chục năm về sau. Dấu vết của cuộc chia tay này được ghi lại trong ca khúc Mưa Rơi của Ưng Lang do Châu Kỳ đặt lại lời. “Bài hát tôi làm lúc đó đã xong cả nhạc lẫn lời. Thế rồi Mộc Lan xa Châu Kỳ mà đi Hà Nội. Châu Kỳ có tâm sự buồn như vậy cho nên khi thấy bài hát của tôi thì đề nghị cho thay đổi vài chỗ trong lời hát cho gần với cảnh ngộ của mình! Tôi đồng ý để Châu Kỳ sửa vài chỗ như thế và đồng ý để Châu Kỳ đứng tên nơi phần lời ca cho đúng với nguyện vọng về mặt tình cảm riêng tư của anh ấy…” nhạc sĩ Ưng Lang kể lại.

Tham khảo:
Những trang sách khép mở (Trần Áng Sơn)
Chuyện tình nghệ sĩ (Hà Đình Nguyên)
Chuyện tình buồn của nhạc sĩ Châu Kỳ (Hà Hải Lăng)

Mưa Rơi do Hà Thanh thâu âm vào thập niên 1980

32512072_231769987579310_4415317278975852544_n.png

https://casihathanh.files.wordpress.com/2018/05/muaroi-hathanh_3bxtd.mp3

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
  • More
  • Tumblr
  • LinkedIn
  • Reddit
  • Email
  • Pocket
  • Pinterest

Like this:

Like Loading...

Tình xưa không vỡ bao giờ (phần 2)

12 Saturday May 2018

Posted by casihathanh in Tình xưa không vỡ bao giờ (phần 2), Uncategorized

≈ Leave a comment

Tags

Ca si Ha Thanh, duong thieu tuoc, Hen mot ngay ve, Le Huu Muc, Pham Duy

Screen Shot 2018-05-09 at 12.53.00 AM.png

Hà Thanh trong một bức hình ngày xửa ngày xưa

 

“Tình xưa không vỡ bao giờ. Mùa xưa còn thơm ngàn gió ….”

Đó là hai câu trích từ ca khúc Hẹn Một Ngày Về của tác giả Lê Hữu Mục. Ông sáng tác bài này khi biết mình phải rời Huế là nơi ông đang giảng dạy đầu thập niên 1950 để về Bắc. Khi nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế xin phép phổ biến bài hát này thì ông đồng ý với một điều kiện nho nhỏ: một vé máy bay khứ hồi Huế- Hà Nội (1) Chừng đó đủ nói lên cái tình mà nhạc sĩ họ Lê dành cho Huế. Cũng như những ca khúc kín đáo, từ tốn khác về Huế của Phạm Duy (Dạ Lai Hương, Nước non ngàn dặm ra đi) và Dương Thiệu Tước (Đêm tàn Bến Ngự), bài này không lạm dụng những địa danh hoặc thổ ngữ của cố đô một cách trần trụi . Thính giả nào tập trung vào giai điệu và ca từ của bài hát đều cảm nhận được những ngôn ngữ trau chuốt được gửi gắm trong các nốt nhạc cao sang và mềm mại. Một tác phẩm đòi hỏi thính giác nhiều hơn thị giác và nhất là không quá quan tâm đến thị trường.

“Nhạc phẩm viết theo nhịp 3/4 chậm rãi như một nhạc phẩm bán cổ điển semi-classic do các ca sĩ thời danh như Hà-Thanh (Đài phát thanh Huế), Quỳnh-Giao, Ánh Tuyết (Đài phát thanh Saigon) hát, làm nhiều thính giả say mê”(2).

 

Tham khảo: cothommagazine.com

(1) Lê văn Khoa

(2) Phương Duy TDC

 

Hẹn Một Ngày Về do Hà Thanh trình bày

https://casihathanh.files.wordpress.com/2018/05/hen-mot-ngay-ve-ha-thanh.mp3

 

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
  • More
  • Tumblr
  • LinkedIn
  • Reddit
  • Email
  • Pocket
  • Pinterest

Like this:

Like Loading...

Dòng nhạc tiền chiến qua tiếng hát Hà Thanh

09 Wednesday May 2018

Posted by casihathanh in Dòng nhạc tiền chiến qua tiếng hát Hà Thanh, Uncategorized

≈ Leave a comment

Tags

Ca si Ha Thanh, Nhac si Le Thuong

Screen Shot 2018-02-21 at 8.45.25 AM

  Ca sĩ Hà Thanh (bên phải)

 

 

Trích bài viết Nhạc Tiền Chiến của nhạc sĩ Lê Thương
Nhà xuất bản Kẻ Sĩ năm 1970

Phần đông nhạc sĩ tiền chiến, dầu vẫn nuôi một thành tâm phụng sự và sẵn sàng lăn mình vào chiến cuộc như một chiến sĩ văn nghệ khi cần, nhưng tâm hồn họ vẫn không thể quên lãng phần rung cảm cá nhân đưa đến chỗ sáng hóa tự do là nhạc phẩm mỹ thuật.

Nét chải chuốt trong nhạc phẩm loại này mang nhiều công phu tạo tác và dựng nhiều cá tính của tác giả nhất.

Phải chăng ngày nay nhạc tiền chiến còn được nhiều người ưa thích cũng nhờ ở nét độc sáng nhận thấy ngay trong mỗi tác phẩm, nhất là mỹ thuật ít thấy trong đó sự toa rập vào một khuôn của đề tài, của nhịp điệu như sự đổ xô khai thác những đề mục “hái ra tiền” để rồi đổ xô sang một đề mục khác.

Một điểm dễ thương nữa của giới tiền chiến là hầu hết đều nếm mùi túng bần về tiền, đau xót về tình hay nạn tai ít nhiều vì bài nhạc mình làm ra theo lý tưởng.

Không nghe nói đã có ai phản quốc trong họ hoặc đã trớ trêu bịp bợp như nhiều nhà chánh trị một thời và muôn thời. Hơi ngây thơ với cuộc sống, đầy cạm bẫy, khá dại dột với lòng nhạy cảm cả tin đời, họ dễ bị lôi cuốn vào những tai bay vạ gió cho được khổ để mà than thân bằng nhạc.

Họ cũng có những tị hiềm trẻ con, những giận dữ tức cười, vì chỗ chủ quan trên đường nghệ thuật. Mà họ phải chủ quan mới có vững tin về nghệ thuật.

Thời tiền chiến, nhất là những năm còn xa chiến tranh, lúc đó đất nước còn đủ ba “kỳ”, còn có chỗ cho họ phiêu lưu tìm hứng. Lúc đó chỉ có một đường yêu nước là nên độc lập cho quốc gia dân tộc.

Nhiều người đã chết trong thời binh lửa hoặc đang sống đó đây không bè bạn. Hát lên nhạc phẩm xanh mướt của tuổi thanh xuân, chắc sưởi ấm được tâm hồn họ ngoài xa cách…

 

Bến đàn Xuân (Ngọc Bích)

https://casihathanh.files.wordpress.com/2018/05/ben-dan-xuan-ha-thanh.mp3

 

Dứt đường tơ (Văn Thủy- Doãn Cảnh)

https://casihathanh.files.wordpress.com/2018/05/dut-duong-to-ha-thanh.mp3

 

Vợ chồng Ngâu (Thẩm Oánh)

https://casihathanh.files.wordpress.com/2018/05/vo-chong-ngau-ha-thanh.mp3

 

Lời thề xưa (Nguyễn văn Khánh)

https://casihathanh.files.wordpress.com/2018/05/loithexua-hathanh_3br6j_hq.mp3

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
  • More
  • Tumblr
  • LinkedIn
  • Reddit
  • Email
  • Pocket
  • Pinterest

Like this:

Like Loading...

Nhạc sĩ Lan Đài

01 Tuesday May 2018

Posted by casihathanh in Nhạc sĩ Lan Đài, Uncategorized

≈ Leave a comment

Tags

Ca si Ha Thanh, Nhạc sĩ Lan Đài

Screen Shot 2018-05-01 at 1.46.03 AM.png

Nhạc sĩ Lan Đài (trái) và ca sĩ Hà Thanh

 

Nhạc sĩ Lan Đài tên thật là Nguyễn Kim Đài, sinh năm 1926 tại Quảng Nam. Trong thập niên 40, ông cùng với các nhạc sĩ La Hối và Lê Trọng Nguyễn thành lập ban Hội Hiếu Nhạc Faifo để hoạt động văn nghệ tại Hội An. Trong thập niên 50, ông chủ yếu làm giáo viên dạy âm nhạc tại các trường trung học ở Phan Rang và Thủ Đức. Từ 1959, ông mở lớp dạy nhạc ở Sài Gòn và phát hành hàng loạt các sách dạy về hòa âm và hướng dẫn cách học đàn guitar, mandolin, banjo. Ông mất năm 1982 tại Bà Rịa, ngoại thành Sài Gòn.

Hai ca khúc của Lan Đài qua tiếng hát Hà Thanh

Người mà tôi mơ ước

https://casihathanh.files.wordpress.com/2018/05/nguoi-ma-toi.m4a

 

Tà áo trinh nguyên

https://casihathanh.files.wordpress.com/2018/05/taaotrinhnguyen-hathanh_fh8d.mp3

 

 

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
  • More
  • Tumblr
  • LinkedIn
  • Reddit
  • Email
  • Pocket
  • Pinterest

Like this:

Like Loading...

Subscribe

  • Entries (RSS)
  • Comments (RSS)

Archives

  • January 2021
  • December 2020
  • August 2020
  • June 2020
  • May 2020
  • December 2019
  • November 2019
  • September 2019
  • June 2019
  • April 2019
  • February 2019
  • January 2019
  • December 2018
  • November 2018
  • October 2018
  • September 2018
  • August 2018
  • June 2018
  • May 2018
  • April 2018
  • March 2018
  • February 2018
  • January 2018
  • December 2017
  • November 2017
  • October 2017
  • September 2017
  • August 2017
  • July 2017
  • June 2017
  • March 2017
  • January 2017
  • December 2016
  • October 2016
  • September 2016
  • October 2015
  • September 2015
  • August 2015
  • June 2015
  • May 2015
  • March 2015
  • February 2015
  • January 2015
  • November 2014
  • September 2014
  • August 2014
  • June 2014
  • May 2014
  • April 2014
  • March 2014

Categories

  • "Gầy guộc tôi một mảnh" _Góc Thơ
  • 63-75
  • Ai về sông Tương
  • Anh đến đây, rồi anh như bóng mây
  • Áo lụa vàng một thuở (Ngô Nguyên Dũng)
  • Ảo Ảnh- Hà Thanh và ban Tiếng Tơ Đồng
  • Bốn ấn bản hiếm hoi
  • Bốn phiên bản của Tình ca người mất trí
  • Bức ảnh nhỏ cho bài thơ nhỏ
  • Băng đĩa – Discography
  • Ca khúc cổ điển Tây Phương
  • Ca khúc Tình Quê Hương
  • Ca sĩ Hồng Vân và chút kỷ niệm với nhạc sĩ Nguyễn văn Đông
  • Các tiết mục song ca
  • Cúi xuống vùng non xanh mát-Nguyễn Ngọc Tư
  • Cẩn Trọng
  • Chút kỷ niệm xưa, nay
  • Chiếc máy hát cũ vùng ven
  • Chiều bảng lảng (Nhất Thanh)
  • Con chim hoạ mi hót trên bờ vai Đức Phật – Ca khúc Phật giáo
  • Con đường Huyền Trân Công Chúa
  • Dòng nhạc Hoàng Nguyên qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Hoàng Trọng qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Phạm Duy qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Phạm Duy qua tiếng hát Hà Thanh – Phần 2
  • Dòng nhạc Phạm Mạnh Cương qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Phạm Thế Mỹ qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc phổ thơ qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Phượng Linh qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Thẩm Oánh
  • Dòng nhạc tiền chiến qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Trịnh Công Sơn qua dĩa nhựa
  • Dòng nhạc Tuấn Khanh qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Xuân theo năm tháng
  • Dòng nhạc Y Vân qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dư Âm (giai thoại và ký ức)
  • Em Đã Hoang Đường Từ Cổ Đại
  • Em đứng lên gọi mưa vào hạ
  • Ghi âm ngẫu hứng trong buổi tập dượt
  • Hà Thanh – Một cõi đi về
  • Hà Thanh hát Hòn Vọng Phu 2 tại tu viện Lộc Uyển
  • Hà Thanh hát mộc Mấy Dặm Sơn Khê và Tình khúc hàng hàng lớp lớp
  • Hà Thanh với trời Paris
  • Hà Thanh, tiếng hát hoa đào vừa rụng
  • Hãng đĩa Continental và những tác phẩm đa dạng
  • Hình ảnh – Gallery
  • Hạ Trắng 1965
  • Hồ điệp
  • Hồn mùa ngây ngất trầm vương -Đạo diễn điện ảnh Đặng Nhật Minh
  • Hoàng Giác (1924- 2017)
  • Huế vẫn ngàn năm
  • Kim Nguyên, Hà Thanh và câu chuyện ‘Tấm Ảnh Ngày Xưa’
  • Lách cỏ vườn xưa (Đỗ Hồng Ngọc)
  • Lệ Tầm Dương
  • Lệ Thanh- Hà Thanh
  • Lời giã biệt (2)
  • Lời giã biệt (khán thính giả)
  • Lưu bút Dương Như Nguyện 
  • Mantra mùa Xuân
  • Mùa thu không lời son nhạt đôi môi – Dấu ấn thập niên 60 70
  • Mồ Côi Mẹ – Chu Văn Lễ
  • Mộc Kim Châu
  • Một chút ơn đời với ca sĩ Hà Thanh
  • Một sáng nghe giọng kim
  • Mưa rơi … Chiều nay vắng người
  • Nói về người anh khả kính Nguyễn văn Đông
  • Nỗi niềm Tuấn Khanh
  • Ngày buồn không vơi chấp nối hận sầu
  • Ngập Ngừng (Hồ Dzếnh- Trần Quí)
  • Nghe dia Song Nhac "Cho toi lam quen" va dia Continental "Nhung ngay xa cach"
  • Nghe đĩa Capitol Nhạc Tuyển Mùa Xuân và đĩa Continental số 12 Mộng Chiều Xuân
  • Nghe đĩa Continental 2 và Vô Tuyến
  • Nghe đĩa nhựa Continental "Rồi 20 Năm Sau"
  • Nghe đĩa nhựa-Trao nhau lời hẹn ước
  • Nghe đĩa Sóng Nhạc "Đôi bờ thương nhớ" và "Ai về Sông Tương"
  • Nghe đĩa Thuở Ấy Có Em (1965) và Chúc Lương Di Hận
  • Nghe đĩa Đoạn Tuyệt và Nhớ một chiều Xuân
  • Nghiêm Phú Phi (1930-2018)
  • Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê
  • Nguyễn Văn Đông-Cuộc đời buộc ông ôm cây súng
  • Người ôm lấy muôn loài, nằm trong tiếng bi ai
  • Nhạc Sầu Tương Tư qua cảm nhận của giới trẻ
  • Nhạc sĩ Lan Đài
  • Nhạc sĩ Nguyễn Hiền
  • Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông và những điều chưa nói hết
  • Những nàng thơ của Bùi Giáng
  • Như một lời cảm ơn
  • Niềm đau dĩ vãng
  • Nước non ngàn dặm ra đi
  • Phỏng vấn (Phương Hoa- Đài VOVN)
  • Phỏng vấn( Như Hảo 1993)
  • Phố vắng em rồi
  • Quan điểm âm nhạc
  • Song ca Hà Thanh và Trung Chỉnh
  • Tình thu trên sông Seine- Nguyễn văn Đông
  • Tình xưa không vỡ bao giờ
  • Tình xưa không vỡ bao giờ (phần 2)
  • Tạp chí Thế Giới Nghệ Sĩ
  • Thái Hà Kim Châu
  • Thái Tú Hạp
  • Thảnh thơi trong bước chân trở về
  • Thềm hoang thêu nắng, phượng thắm rơi đầy
  • Theo chân những tiếng hát
  • Thu Quyến Rũ- 1965
  • Thuyền ơi có nhớ bến chăng? (trích hồi ký Nguyễn Đắc Xuân)
  • Tiếng Ca Trù trên sông Hương
  • Tiểu sử Ca sĩ Hà Thanh (1937-2014)
  • Trái Tim người viễn xứ
  • Trích hồi ký Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông (1932-2018)
  • Trải nghiệm với đĩa nhựa 45 vòng
  • Trải nghiệm với đĩa nhựa 45 vòng (phần 2)
  • Trần Trung Quân
  • Trịnh Thanh Thủy – Đoá Hương Ca Xanh Ngát
  • Trường ca Rồi Hai Mươi Năm Sau
  • Tuong niem 4 nam ngay mat cua ca si Ha Thanh
  • Uncategorized
  • Vũ Đức Sao Biển
  • Đài phát thanh Sài Gòn cuối thập niên 60
  • Đàn không hầu
  • Đây người sang với con đò xưa
  • Đêm qua sân trước một cành mai
  • Đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than (Nguyễn Đắc Xuân)
  • Để trả lời về một bài thơ (Du Tử Lê)
  • Để trả lời về một bài thơ (Du Tử Lê) – Phần cuối
  • Để trả lời về một bài thơ (Du Tử Lê) -Phần 2
  • Đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ
  • Điện đàm với nhạc sĩ Nguyễn văn Đông 2014
  • Đinh Cường
  • Đinh Hoàng Anh
  • Đinh Hoàng Anh (2)
  • Đinh Tiến Mậu
  • Đinh Tiến Mậu (2)
  • Đinh Tiến Mậu (3)
  • Đoàn kịch nói Kim Cương
  • Đoạn Tuyệt
  • Đoản thơ của Kiệt

Meta

  • Register
  • Log in

Cancel
loading Cancel
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.
Privacy & Cookies: This site uses cookies. By continuing to use this website, you agree to their use.
To find out more, including how to control cookies, see here: Cookie Policy
%d bloggers like this: