Dòng nhạc Văn Phụng qua tiếng hát Hà Thanh
03 Sunday Jan 2021
Posted Uncategorized
in03 Sunday Jan 2021
Posted Uncategorized
in24 Thursday Dec 2020
Posted Uncategorized
in28 Friday Aug 2020
Posted Lưu bút Dương Như Nguyện
inTags
Lưu bút của Dương Như Nguyện
Dì Lục Hà của Huế, của tôi, của mẹ tôi….
Ngày dì Hà nằm xuống, tôi không có được một lời thăm hỏi vì không biết, mà cũng chẳng biết được trong những ngày tháng cuối cùng bà có còn nhớ chúng tôi: những đứa con nhỏ của Giáo sư Đông Khánh Từ Nguyên, con ông Phan Trâm. Chao ơi, đó là số phận. Sự lưu lạc của tất cả con gái của Sông Hương. Kỷ niệm với bà ở đường Huyền Trân Công Chúa Huế khi tôi mới lên ba cho đến giờ này tôi vẫn còn nhớ…
Người phụ nữ miền Trung đầy nhân cách và giọng hát tự nhiên không trau chuốt (bà hát texture của soprano range với giọng Huế thực thụ.) Đi tìm chân trời góc biển cũng sẽ chẳng bao giờ có một Hà Thanh thứ hai, con chim Họa Mi của xứ Thần Kinh trong lòng người dân Huế.
Tháng 8 năm 2020
Dương Như Nguyện
Nhà văn
Cựu thẩm phán thành phố Houston, Texas
Cựu giáo sư luật tại University of Denver
29 Monday Jun 2020
Posted Nhạc sĩ Nguyễn Hiền
inTags
Ca si Ha Thanh, Ha Thanh, Kieu Chinh, Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Tham Thuy Hang, Tuong niem ca si Ha Thanh
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền sinh năm 1927 tại Hà Nội. Bắt đầu học nhạc từ năm 1935, ông đã học và sử dụng dương cầm, vĩ cầm, phong cầm. Năm 18 tuổi, ông phổ nhạc cho bài thơ “Người em nhỏ” của Thiệu Giang, một người bạn của ông. Năm 1950, ông là nhạc trưởng của ban nhạc “Hotel de Paris” tại Hà Nội.
Ông lập gia đình năm 1953 rồi vào miền Nam Việt Nam một năm sau đó, làm Chủ sự phòng Chương trình Đài Phát thanh Sài Gòn và Phụ tá giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Những tác phẩm nổi tiếng của ông là Anh cho em mùa xuân (thơ Kim Tuấn), Hoa bướm ngày xưa, Mái tóc dạ hương (thơ Đinh Hùng), Tìm đâu (tặng Lệ Thu), Em là vì sao sáng (tưởng niệm nữ sinh Quách thị Trang), Từ giã thơ ngây, Chuyện đêm mưa, Ngàn năm mây bay, Tiếng hát ru tôi (thơ Du Tử Lê), Người em nhỏ (phổ thơ Thiệu Giang để tặng người bạn đời), Lá thư gửi mẹ( thơ Thái Thủy), Thu may áo cưới (thơ Đinh Hùng), Thầm ước, Bước chân dĩ vãng .
Ông bị đi học tập cải tạo từ 1978 đến năm 1980. Năm 1988 ông định cư tại Hoa Kỳ và lập ra ban Saigon Band ở Little Saigon, Westminster, California. Năm 2004 ông được Trung tâm Thúy Nga mời đến Toronto, Canada để thực hiện Đại nhạc hội Paris By Night 74 với chủ đề Hoa bướm ngày xưa. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền qua đời ngày 23 tháng 12 năm 2005 tại California, Hoa Kỳ.
Tờ nhạc Từ Giã Thơ Ngây với diễn viên điện ảnh Thẩm Thúy Hằng và Kiều Chinh.
.
Từ giã thơ ngây- Hà Thanh trình bày
Lá thư gửi mẹ- ( thơ Thái Thủy), Lệ Thanh trình bày
Tìm đâu (tặng Lệ Thu)- Mai Hương trình bày
Thầm ước- Thái Thanh trình bày
Mái tóc dạ hương- Lệ Thu trình bày
Thu may áo cưới (thơ Đinh Hùng)- Hà Thanh trình bày
Ngàn năm mây bay- Ca khúc chính trong phim Ngàn Năm Mây Bay
Ngàn năm mây bay- Mai Hương trình bày
Em là vì sao sáng (tưởng niệm nữ sinh Quách thị Trang)– Nhật Trường trình bày
Anh cho em mùa xuân (thơ Kim Tuấn)- Lệ Thanh trình bày
Người em nhỏ (phổ thơ Thiệu Giang để tặng người bạn đời) –
Mai Hương trình bày
Bước chân dĩ vãng- Lệ Thu trình bày
04 Monday May 2020
Tags
Ngập ngừng là một bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh được nhạc sĩ Trần Quí phổ nhạc do Hà Thanh trình bày. Bài thơ, nằm trong tập thơ: “Quê ngoại”, xuất bản năm 1943.
Trong “Lời giới thiệu” Tuyển tập Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc, Nhà xuất bản Văn Học 1988, nhận định: “Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ông luôn luôn khiêm tốn tự cho mình là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập văn thơ Chân trời cũ và Quê ngoại, Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà thơ có chân tài”.
16 Monday Dec 2019
Ca khúc Ảo Ảnh của nhạc sĩ Y Vân được ca sĩ Hà Thanh, với sự phụ họa của dàn hợp xướng và hòa tấu Tiếng Tơ Đồng do nhạc sĩ Hoàng Trọng điều khiển, trình bày tại Đài Phát Thanh Sài Gòn trước năm 1975.
Trong hình ở hàng đầu là ca sĩ Hà Thanh (người thứ 2 từ trái), Mai Hương(thứ 4 từ trái) và Mộc Lan (lĩnh xướng trước nhạc trưởng Hoàng Trọng)
Cảm ơn tài liệu của anh Vanchus Lee
14 Saturday Sep 2019
Posted Thái Hà Kim Châu
in
Mùa Thu, nguồn cảm hứng của những cung bậc phong phú trong cảm xúc và kỷ niệm. Có thể đó là hoài cảm của Prévert khi ông thấy trong đám lá úa được hốt dọn của mùa thu là những kỷ niệm nằm lẫn với tiếc nuối (Les feuilles mortes). Nhà thơ Lý Bạch thì mượn cảnh thu để trải lòng: “Nhớ nhau lá vàng rụng- Rêu xanh ướt não nề”(Gửi người đi xa). Nhưng lạ thay, cũng có gã thi sĩ Tô Như Châu không dùng mùa thu để làm nền cho tình yêu đôi lứa mà lại xem mùa thu chính là đối tượng để dệt thơ: “Thôi thì có em đời ta hy vọng- Thôi thì có em sương khói môi mềm- Có phải em mùa thu Hà Nội- Nghe đâu đây lá ướt và mi xanh.”
Bức tranh tưởng như đơn điệu của mùa thu hóa ra là bối cảnh mời mọc những tiếng lòng khôn nguôi, như nhà thơ Đinh Hùng đã từng thốt lên “Bên này là thu, bên ấy là thơ”(Thu may áo cưới).
Kim Tước, Châu Hà, Thái Thanh
Đêm Thu (Đặng Thế Phong)- Thái Thanh
Ba Mùa Thu- Hà Thanh
Thu Ca (Phạm Mạnh Cương)- Kim Tước
Chú cuội (Phạm Duy)- Thái Thanh
Hà Thanh
Thu may áo cưới(Nguyễn Hiền)- Hà Thanh
Chán nản(Văn Phụng)- Châu Hà
Thu ca điệu ru đơn(Phạm Duy)- Thái Thanh
Khúc thu ca (Hồng Tước)- Kim Tước
Mùa thu chết (Phạm Duy)- Thái Thanh
20 Thursday Jun 2019
Posted Đinh Hoàng Anh (2)
inNgọc Bích ngay từ ngoài Bắc đã được giới âm nhạc coi như Ông hoàng nhạc Swing lúc bấy giờ, rồi thì những bản sang trọng tình tứ nhưng tân thời lắm ra đời : Bên đàn xuân hay Trở về bến mơ chẳng hạn. Nguyễn Đình Toàn cũng nhận xét thế này “Nhạc của Ngọc Bích biểu tượng cho tuổi trẻ thành thị một thời ,cái thời ông gọi là’chiến binh’ nhưng’ngát hương thanh bình’ “. Và thời huy hoàng nhất có lẽ là khi ông còn ở Hà Nội rồi theo kháng chiến, vào Nam thì sáng tác đã ít lại , tới nay cũng không nhiều..Bài viết này xin đề cập một trong những bản nhạc mà nhiều người yêu thích của ông mà thôi : Mộng chiều xuân.
Khung cảnh ấy ắt hẳn là mùa xuân trước đó,có khi ở chính Hà Nội hay ở một nơi mà nhớ về Hà Nội,về miền Bắc, lúc thời bấy giờ tân nhạc đang lan tỏa dần dần vào đời sống .Dù thời điểm , không gian không cụ thể (khoảng cuối thập niên 40-đầu thập niên 50). Nếu thu thanh ở HN thì trước đó đã có tiếng hát của nhạc sĩ Mạnh Phát , cũng rất tuyệt hảo không kém ở Sài Gòn sau này qua tiếng hát từ Hà Thanh tới Thanh Lan, Xuân Thu chẳng hạn. Nghe Hà Thanh thì có thể là có chút niềm đợi chờ và mong ngóng hơn của một thiếu nữ đang yêu (thực ra tiếng hát Thanh Lan hay Xuân Thu cũng không kém phần xuân thì và có khi còn tưới mới hơn ) . Theo cảm quan của người viết ấn tượng với tiếng hát của người ca sĩ gốc Huế kia hơn trong cách thể hiện so với các phiên bản khác , cùng với đó là thành công rất nhiều từ hoà âm trong đĩa Continental số 12 .
Mộng Chiều Xuân do Hà Thanh trình bày
Nghe lần đầu ta sẽ thấy một chữ thôi “Đẹp”, nghe rất tròn trịa và đúng cảm xúc.Tiếng vĩ cầm nổi lên cùng ban đại hòa tấu với saxo, dương cầm và nhiều nhạc cụ khác mà với kiến thức hoà âm và về nhạc cụ hạn hẹp thì không thể liệt kê được .
“Gót chiều thầm vương bao nhớ nhung..” Ắt hẳn là một tình xuân còn nồng nàn và đẹp,một chiều xuân đất Bắc nơi thành thị hẳn hoi . Nghe cứ như bị lôi cuốn theo cái hình bóng trong bản nhạc vậy.Nếu đó là buổi chiều mưa thì tuyệt vời lắm .
“Lòng tha thiết buông theo tiếng đàn” Tiếng đàn ấy gợi ra trong người nghe sự lãng mạn và mường tượng nhiều và miên man trong cảm xúc của chính bản nhạc. Xét toàn bài mà được dịch một bài thơ thì cũng sẽ nổi bật bởi phần lời cũng có cách tạo vần riêng (vần “ơ” ),đó là tài năng của chính người sáng tác.
Chỉ cần người ca sĩ buông ra câu bát thôi đã là cả một niềm yêu gần gũi và bầu trời e ấp nhuốm hơi xuân lãng mạn và tình tứ. Rồi bóng hồng”ngây thơ dáng huyền” ấy có thể có thật có khi trong tưởng tượng nhưng không biết rằng khi bản nhạc ra đời và cả sau đó nó có gợi ra một kí ức về Hà Nội hay một miền xa xôi nào đó của những người thanh niên bấy giờ . Chắc là có bởi ai chẳng có lần “đến bên song- lòng em bớt sầu” .Tiếng người yêu “thoáng qua trong giấc mộng”; ban đầu dù “mộng vàng vụt tan” ,vẫn còn đó tiếng dỗi hờn nhẹ nhàng và thầm kín của người con gái .
Hà Thanh là tiếng hát trữ tình ,khả năng âm nhạc và cách truyền tải rất tròn trịa và vừa đủ nhưng gợi dư âm qua làm hơi ngân dài và cách luyến láy đặc biệt kia như đúng tiếng “gió chiều” . Khi thưởng thức ta sẽ thấy nhiều nguồn cảm xúc tình ái nổi lên và lâng lâng và thực sự ngây ngất ,đến nỗi đầy thanh thoát và thuần khiết . Mộng mơ hơi nhiều (vui nguồn sống mơ ,thoáng qua trong giấc mộng, mơ đời ái ân ,sống trong mộng đẹp ngày xuân) nhưng rất “tình”và không tạo cảm giác chán chường của một tình cảm đẹp ,tạo cảm giác thoải mái cho người nghe . Rồi thì tài hoa của người nhạc sĩ từ đó cũng bộc lộ và được mọi người biết tới ,dù mơ hồ nhưng phong trần lãng tử .
Hi vọng những người nghe lại bản nhạc này sẽ sống lại một phần kỉ niệm tươi đẹp mà còn hằng lưu giữ ,đặc biệt với những ai còn nhớ tới mối tình diễn ra trong mùa xuân mơ mộng. Đặc biết đó là sự nhắc tới chất thanh lịch của con người ở nửa đầu thế kỉ XX trong những bản nhạc tình tân nhạc, hình thức ấy mới mẻ nhưng khác với âm nhạc bây giờ có phần bộc lộ thái quá .Nó vẫn mang một hơi thở lúc giao thời ,không buồn mà phơi phới và có cả niềm tin và sức sống lạc quan “Hãy trả lời lòng em mấy câu /Tình duyên với anh trong kiếp nào”; khi “Xuân còn thắm tươi/Em còn mong chờ..” Bản nhạc hoà cùng tiếng đàn du dương lướt băng băng trên tiếng hát nhẹ nhàng và uyển chuyển tạo cảm hứng vô cùng ,cái cảm giác nhã nhặn và lịch sự của một tình yêu thời xưa cũ. Nó gợi nhắc người viết tới một câu thơ của thi sĩ Đông Hồ :
“Gió đông mơn trớn bông hoa nở
Cô gái xuân kia háo hức chờ”
Vâng,đó là tâm trạng”háo hức chờ “, sự du nhập của Tây phương đã tạo nên nét đổi khác trong thơ ca và cả âm nhạc , trong nếp sống xưa vẫn hiện hữu và có chỗ cho chính cái mới phát triển. Âm nhạc tiền chiến hình thành cũng một phần từ những bản nhạc hợp xu hướng có phần mới mẻ và đột phá của xã hội Việt Nam lúc ấy.
11 Tuesday Jun 2019
Ca sĩ Hà Thanh trong thập niên 1960
Trường ca Rồi Hai Mươi Năm Sau do nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sáng tác cuối thập niên 1950 bao gồm hai phần: Lời Của Mẹ và Lời Của Con. Cả hai ca khúc đều được hãng đĩa Continental mời ca sĩ Hà Thanh thâu âm. Theo thời gian, ca khúc Lời Của Mẹ được gọi là Rồi Hai Mươi Năm Sau. Riêng bài Lời Của Con có sự góp giọng của ca sĩ Trung Chỉnh. Hy vọng trường ca này sẽ gặp duyên và được trình bày trọn vẹn trong một hình thức công phu vừa về mặt thanh nhạc lẫn hòa âm trong một ngày gần đây.
Lời Của Mẹ – Hòa âm: Dương Thiệu Tước
Lời Của Con – Hòa âm: Nghiêm Phú Phi
Nguồn: T.Vấn & Bạn Hữu trang t-van.net
21 Sunday Apr 2019
Ca sĩ Hà Thanh và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Những ca khúc trong hai tập nhạc Kinh Việt Nam và Ta phải thấy mặt trời được thu thử lần đầu tiên tại Huế ở tư gia Trịnh Công Sơn với sự góp giọng của nữ ca sĩ Hà Thanh, Trịnh Công Sơn và tôi vào khoảng 1972. Lần thu thử này cũng chỉ với một cây đàn thùng do Trịnh Công Sơn đàn đệm. Tuy nhiên những bài ca này đã được thu âm chính thức cùng năm 1972 tại phòng thu Pat Lâm ở Chợ Lớn qua sự trình bày của ba giọng ca nữ là Vân Hòa/Vân Quỳnh/Vân Khanh là những ái nữ của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang và hai giọng ca nam là Trịnh Công Sơn và tôi. Cũng với tây ban cầm Trịnh Công Sơn đệm nhạc chính, tôi phụ đệm và một người khác cầm phách gõ nhịp. Băng nhạc này đã được phát hành rộng rãi sau đó do người em ruột của Trịnh Công Sơn là anh Trịnh Xuân Tịnh thực hiện và coi sóc …..
….Hiếm khi anh Sơn bộc bạch tâm sự về chiến cuộc vì hầu hết quan niệm của anh đã biểu tỏ trong lời ca. Trịnh Công Sơn cũng thường dẫn giải cho chúng tôi những lời ca của anh, cho dù tưởng tượng, cũng có khi rút từ kinh nghiệm và hoàn cảnh thực tế. Ví dụ: “Mưa hồng” là con đường rưng rưng phượng đỏ. “Hàng cây lá xanh gần với nhau” là những tàng cây long não trên đường Lê Lợi – Huế. “Ngàn cây thắp nến lên hai hàng” là buổi chiều nắng đã tắt dưới thấp, chỉ còn những đọt nắng chạy dài trên hàng cây cao… Hoặc trong ca khúc “Hát trên những xác người” sáng tác sau Mậu Thân: Mẹ vỗ tay reo mừng xác con, chị vỗ tay hoan hô hoà bình, người vỗ tay cho thêm thù hận, người vỗ tay xa dần ăn năn, mà có người cho là vô lý, thì chính là hình ảnh thấy được trong cuộc chiến Mậu Thân – một bà mẹ chạy theo xe kéo xác con, vừa khóc kể vừa cười sằng sặc, vừa vỗ tay hò hát như người điên.
Trích bài phỏng vấn Hoàng Xuân Sơn do tác giả Bùi văn Phú thực hiện
Tạp chí Da Màu tháng 5 năm 2011