• Trang phụ: Các giọng ca cải lương từ đĩa nhựa thập niên 60
  • Bạch Yến (phần 2): Chút tình bỏ quên
  • Bạch Yến – Đĩa nhựa & Bài báo
  • Ca sĩ Tâm Vấn (1934-2018)
  • Ca sĩ Thái Hiền: Nghề- nghệ- nghiệp
  • Dòng nhạc Hoàng Quốc Bảo
  • Không gian Hà
  • Kiều Chinh- Diễn xuất và tự sự
  • Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh
  • Mộc Lan (1931-2015)
  • Mộc Lan (1931-2015)- Phần 2
  • NSUT Hồng Vân
  • Sài Gòn vào mưa
  • Thái Hiền và những ca khúc Trịnh
  • Trang : Lệ Thanh- Thanh Thúy
  • Trang Nghệ Thuật Phật Giáo
  • Trang phụ: Tiếng hát Hà Thanh từ một số đĩa than
  • Trang: Thái Thanh và Ban Hợp Ca Thăng Long
  • Đĩa nhựa – Khánh Ly – Lệ Thu – July Quang
  • Đĩa nhựa – Thập niên 60
  • Đĩa nhựa hiếm
  • Đĩa nhựa hiếm – Phần 2
  • Đĩa nhựa Khánh Ly -Lệ Thu (phần 2)
  • Đĩa nhựa Minh Hiếu
  • Đĩa nhựa Sân khấu truyền thống
  • Đĩa nhựa Thanh Nga
  • Đĩa nhựa Thanh Vũ & Nhật Trường
  • Đĩa nhựa thập niên 60 (phần 2)
  • Đĩa nhựa thập niên 60 (phần 3)
  • Đĩa nhựa thập niên 60 (phần 4)
  • Đĩa nhựa Việt Nam 1975-1990
  • Đĩa than 78 vòng thập niên 40, 50
  • Đĩa than 78 vòng thập niên 40, 50 (phần 2)
  • Đĩa than 78 vòng thập niên 40, 50 (phần 3)

Website Ca sĩ Hà Thanh

~ Thềm hoang thêu nắng, phượng thắm rơi đầy

Website Ca sĩ Hà Thanh

Category Archives: Đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than (Nguyễn Đắc Xuân)

Đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than (1)

22 Thursday Jan 2015

Posted by casihathanh in Đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than (Nguyễn Đắc Xuân)

≈ Leave a comment

Tags

Ca si Ha Thanh, Nguyen Dac Xuan, nha xuat ban la boi, Pham Dinh Chuong, Pham Duy, Thich Nhat Hanh

diahatsvn_0004

Trích bài viết của Nguyễn Đắc Xuân nhân ngày giỗ đầu của Ca sĩ Hà Thanh

Đầu năm 1966, nhạc sĩ Phạm Duy ra Huế với tập Mười bài Tâm ca do Lá Bối xuất bản. Phạm Duy được tiến sĩ Lê mời về ở lại gian hộ của ông tại 2 Lê Lợi, Huế. Tôi kể lại chuyện được ca sĩ Hà Thanh hát cho nghe lần đầu bài Tâm ca số 5 Để lại cho em. Nhạc sĩ Phạm Duy đề nghị tiến sĩ Lê mời Hà Thanh qua 2 Lê Lợi hát chơi. Thế là buổi hát Tâm ca đầu tiên diễn ra ở Huế. Mỗi bài Tâm ca Hà Thanh chỉ đọc qua là có thể hát được ngay. Trong không khí bức xúc không được thể hiện khát vọng hòa bình, không được phản đối chiến tranh của Mỹ, bài Tâm ca số 1 Tôi ước mơ phổ thơ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, qua giọng Hà Thanh lần đầu tiên oà vỡ mất sự sợ hãi trong tâm trí chúng tôi.

“Tôi vẫn sống, tôi vẫn ăn và tôi vẫn thở… Nhưng đến bao giờ tôi mới nói được điều tôi ước mơ… Tôi ước mơ?”

Tiếng hát hay, nội dung câu hát kích vào nỗi khát vọng của mọi người gây nên một hiệu ứng cảm thụ lạ lùng. Ước mơ của Thiền sư Nhất Hạnh cũng là ước mơ của dân tộc lúc ấy.

“Ông Hoàng âm nhạc” Phạm Duy hết lời ca ngợi tài năng của Hà Thanh. Lần đầu tiên ca sĩ Hà Thanh biết đến Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Chị ngỏ ý muốn tìm đọc cả tập thơ Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện của nhà sư vừa ở Hoa Kỳ về. Tiến sĩ Lê không giấu được sự cảm phục, say đắm của mình. Ông gọi xe chạy qua phố mua về tặng ngay cho Hà Thanh một chiếc ghi ta của Ý. Thùng đàn của Ý to hơn thùng đàn sản xuất ở Việt Nam, tiếng đàn rất ấm, hợp với giọng Hà Thanh vô cùng. Tiến sĩ Lê tỏ tình với ca sĩ Hà Thanh qua món quà văn nghệ ấy. Và, cũng từ ấy tiến sĩ Lê và tôi có nhiều dịp qua lại gặp gỡ chuyện trò với ca sĩ Hà Thanh…..

nhungngayxacach

Sau chín năm băng rừng, lội suối, xuôi ngược Trường Sơn, suýt chết nhiều lần tôi may mắn được sống sót chứng kiến được ngày đất nước thống nhất. Tôi tìm bà con, bạn bè chia sẻ hạnh phúc hòa bình. Vào Sài Gòn, tôi đi tìm ca sĩ Hà Thanh. Phải khó nhọc lắm mới tìm ra được nơi ở của chị trong tòa nhà tại ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Võ Thị Sáu ngày nay. Tôi không hiểu tòa nhà đó của ai và do đâu chị được ở đó. Tòa nhà lớn và toàn người lạ nên hỏi mãi mới đến được chỗ chị đang ở. Tôi thật không thể nào hiểu nổi: Ca sĩ Hà Thanh với đứa con gái ba bốn tuổi ở dưới gầm cầu thang trong tòa nhà lớn ấy. Ca sĩ Hà Thanh ngồi trên một chiếc chiếu éc bên cạnh dựng cây đàn ghi ta, một cái va li, một chiếc lò sô và một thau đựng vài cái chén dĩa. Chị ngước nhìn tôi miệng cười với đôi hàm tăng trắng muốt. Hai dòng lệ rơi xuống chiếu, chị nhoài người ra đứng dậy bắt tay tôi. “Ôi Xuân! Xuân… mà!”. Tôi hiểu chị muốn nói Xuân chết rồi mà! Nhiều người cũng đã tưởng như vậy nên tôi hiểu ý chị ngay. “Đáng lẽ chết rồi nhưng bom đạn và sốt rét chê nên còn sống đây”. Tôi định hỏi vì sao chị lại rơi vào hoàn cảnh như thế nầy nhưng tôi sợ ảnh hưởng đến niềm vui chị đang gặp lại bạn cũ sau gần chục năm chiến tranh, lời đã ra đến môi tôi ngậm lại. Hà Thanh kéo tôi ngồi xuống chiếu chị cho biết chồng chị là Trung tá thiết giáp Bùi Thế Dung đang đi học tập, chỗ ở cũ bị giao cho chủ mới, chị đang chờ tìm chỗ ở khác nên mẹ con tạm thời ở đây. Chị nói với giọng rất tự nhiên, không một chút bối rối xúc động. Tôi đọc được sự vui mừng đất nước được hòa bình trong giọng nói của chị. Sự “đổi đời” của gia đình chị như một lẽ tự nhiên. Nói chuyện một lúc, chị như sực nhớ ra điều gì và bảo tôi:

– Tối rồi, còn chén cơm mình chiên lên cùng ăn nghe!

Lời mời của Hà Thanh dưới gầm cầu thang cũng hồn nhiên không khác nào lời mời những bữa tiệc diễn ra ở nhà chị 18 Huyền Trân Công Chúa mười năm trước ở Huế. Một chén cơm nguội chia cho ba người mà sao tôi ăn thấy ngon làm sao. Ăn xong, chị quay lại lấy cây đàn và bảo tôi:

– Mừng chiến tranh chấm dứt, mừng Xuân bình yên trở về Hà hát tặng Xuân bài Tiếng sông Hương của Phạm Đình Chương nhé!

Tôi chưa kịp cám ơn thì bị cháu Kim Huyên dùng dằng tỏ ra khó chịu. Tôi hơi ngượng với cháu. Chị biết thế nên bảo con:

– Cậu Xuân là bạn của mẹ và của mấy dì, cậu đi xa mới về, mẹ hát mừng cậu. Con ngoan mẹ thương!

Kim Huyên không vùng vằng nữa nhưng mặt không vui. Hà Thanh so dây rồi cất giọng hát: “Miền Trung vọng tiếng, em xinh em bé tên là Hương Giang…” Tiếng hát chị vút lên “vọng tiếng”và hạ dần xuống “em xinh em bé” êm ái lạ thường. Tiếng hát như một làn gió mát dịu xuyên qua đầu óc đang đan xen những vui buồn của tôi. Tôi lặng người đi và tự nhiên tôi cảm thấy sợ không dám nhìn sự hồn nhiên của chị. Bỗng nhiên chị nhìn tôi và nở một nụ cười khi bắt đầu hát đến mấy câu: “Hò ơi, bao giờ máu xương hết tuôn tràn/ Quê miền Trung thôi kiếp điêu tàn/ Cho em vang khúc ca nồng nàn/ Ngày vui tan đao binh/ Mẹ bồng con sơ sinh/ Chiều đầu xóm/ xôn xao đón người hùng binh/ Ngậm ngùi hân hoan tiếng cười đoàn viên”.

Nếu người khác tặng tôi câu hát nầy giữa lúc này thì tôi sẽ nghĩ họ trêu tôi. Nhưng đối với Hà Thanh thì không phải thế. Nội dung bài hát mâu thuẫn với hoàn cảnh bi đát hiện tại của chị nhưng nó lại lô-gíc với tình bạn của chị với tôi. Một cảm tưởng được và mất trong tôi. Được nhiều nhưng mất cũng không nhỏ. Tôi lặng người và chỉ nói được một câu:

– Thấm thía quá chịu Hà ơi!.

Bỗng nhiên cháu Kim Huyên khóc ré lên, chị lại dỗ cháu. Chị hát cho tôi nghe những bài mới ra đời từ sau ngày tôi thoát ly theo kháng chiến. Chị tự đệm đàn cho chị hát. Chị hát say sưa. Hát toàn bài vui. Chị hát đến khuya. Kết thúc bằng bài Hoa xuân. Đến lúc nầy tôi mới ngộ ra rằng chị hát không những để tặng tôi mà tôi cũng là một cơ hội để chị hát. Hát để vượt qua sự thử thách quá lớn chị đang cố gắng vượt qua. Biết thế nên tôi không dám chia tay chị dù trời đã khuya. Trong đời tôi chưa bao giờ được thưởng thức một “sô” diễn tân nhạc sâu thắm và da diệt đến thế.

Rồi từ đó tôi lo việc lập gia đình, đi “học Huế” để làm người cầm bút của xứ Huế không mấy khi được gặp lại Hà Thanh. Đột nhiên đến năm 1982, không rõ ai đã mách cho chị biết chỗ ở của tôi, (vì đến năm đó tôi đã chuyển đến bốn năm địa chỉ) chị ghé lại nhà tôi – một gian phòng hẹp của nhà hộ sinh Kim Cúc cũ tại 16 Lý Thường Kiệt – mời tôi lên 18 Huyền Trân Công Chúa (đã đổi thành 18 Bùi Thị Xuân) ăn cơm chia tay để chị đi “đoàn tụ” ở Hoa Kỳ. Sau bữa cơm chia tay đó tôi nghĩ không bao giờ tôi còn có dịp gặp lại Hà Thanh nữa.

….
…. Năm 2006, tôi sang Boston ở miền Đông bắc Hoa Kỳ chuẩn bị thực hiện đề tài “Phong trào Thơ văn âm nhạc vận động hòa bình những năm 1964 – 1966 ở miền Nam Việt Nam” cho Trung tâm William Joiner, không ngờ tôi lại được liên lạc với Hà Thanh.

Một cuộc hàn huyên hào hứng. Tình người xóa đi hết những khoảng cách, những dị biệt. Gặp lại Hà Thanh trên đất Mỹ không tiện nhắc lại những chuyện cũ. Chị biết tôi nguyên là một sinh viên Phật tử, lại là người đi theo khuynh hướng hòa bình, hòa giải dân tộc của Thầy Nhất Hạnh từ hồi nửa thế kỷ trước nên chị kể chuyện chị quy y lại với Thầy và chị dành nhiều thời gian tu chánh niệm, niệm Phật, hát nhạc Thiền và tọa Thiền theo pháp môn Làng Mai. Chị tặng tôi một CD chị niệm A Di Đà Phật rất thanh thoát. Cho đến bây giờ, mỗi lần thấy đầu óc căng thẳng tôi lại nghe chị niệm Phật thay cho những bài hát êm dịu mà trước đây tôi rất thích. Qua điện thoại nhiều hôm tôi ngỏ ý mời chị về sống cuối đời ở Huế. Chị bảo tôi:

– Cái nhà ở Huế đã cho đứa cháu rồi. Hà về Huế ở mô?

Tình thiệt tôi đáp:

– Trời ơi, chị về vô lẽ cháu chị không dành lại cho chị một phòng để chị sống và ca hát sao?

Chị lại bảo:

– Ở đây Hà ít giao du với cộng đồng người Viêt, nhiều khi cũng buồn và nhớ Huế lắm. Hà cũng muốn về. Nhưng có lẽ Hà phải giúp nuôi con của con gái Kim Huyên lớn lớn một chút rồi sẽ về!

Tôi biết chị từ chối khéo lời mời của tôi nhưng tôi vẫn hy vọng và có ý chờ…

Nhưng… rồi, đúng vào ngày đầu năm 2014, chị đã qua đời ở Boston miền Đông Hoa Kỳ.

Tôi không còn cơ hội gặp lại chị, nhưng Huế tôi luôn có ca sĩ Hà Thanh, cũng như luôn có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – người cùng thời với chị.

Huế, mùa Xuân 2015
Nguyễn Đắc Xuân

(1) Ca khúc Tiếng Sông Hương của Phạm Đình Chương

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
  • More
  • Tumblr
  • LinkedIn
  • Reddit
  • Email
  • Pocket
  • Pinterest

Like this:

Like Loading...

Subscribe

  • Entries (RSS)
  • Comments (RSS)

Archives

  • November 2019
  • September 2019
  • June 2019
  • April 2019
  • February 2019
  • January 2019
  • December 2018
  • November 2018
  • October 2018
  • September 2018
  • August 2018
  • June 2018
  • May 2018
  • April 2018
  • March 2018
  • February 2018
  • January 2018
  • December 2017
  • November 2017
  • October 2017
  • September 2017
  • August 2017
  • July 2017
  • June 2017
  • March 2017
  • January 2017
  • December 2016
  • October 2016
  • September 2016
  • October 2015
  • September 2015
  • August 2015
  • June 2015
  • May 2015
  • March 2015
  • February 2015
  • January 2015
  • November 2014
  • September 2014
  • August 2014
  • June 2014
  • May 2014
  • April 2014
  • March 2014

Categories

  • "Gầy guộc tôi một mảnh" _Góc Thơ
  • 63-75
  • Ai về sông Tương
  • Anh đến đây, rồi anh như bóng mây
  • Áo lụa vàng một thuở (Ngô Nguyên Dũng)
  • Bốn ấn bản hiếm hoi
  • Bốn phiên bản của Tình ca người mất trí
  • Bức ảnh nhỏ cho bài thơ nhỏ
  • Băng đĩa – Discography
  • Ca khúc cổ điển Tây Phương
  • Ca khúc Tình Quê Hương
  • Ca sĩ Hồng Vân và chút kỷ niệm với nhạc sĩ Nguyễn văn Đông
  • Các tiết mục song ca
  • Cúi xuống vùng non xanh mát-Nguyễn Ngọc Tư
  • Chút kỷ niệm xưa, nay
  • Chiếc máy hát cũ vùng ven
  • Chiều bảng lảng (Nhất Thanh)
  • Con chim hoạ mi hót trên bờ vai Đức Phật – Ca khúc Phật giáo
  • Con đường Huyền Trân Công Chúa
  • Dòng nhạc Hoàng Nguyên qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Hoàng Trọng qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Phạm Duy qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Phạm Duy qua tiếng hát Hà Thanh – Phần 2
  • Dòng nhạc Phạm Mạnh Cương qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Phạm Thế Mỹ qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc phổ thơ qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Phượng Linh qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Thẩm Oánh
  • Dòng nhạc tiền chiến qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Trịnh Công Sơn qua dĩa nhựa
  • Dòng nhạc Tuấn Khanh qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dòng nhạc Xuân theo năm tháng
  • Dòng nhạc Y Vân qua tiếng hát Hà Thanh
  • Dư Âm (giai thoại và ký ức)
  • Em Đã Hoang Đường Từ Cổ Đại
  • Em đứng lên gọi mưa vào hạ
  • Ghi âm ngẫu hứng trong buổi tập dượt
  • Hà Thanh – Một cõi đi về
  • Hà Thanh hát Hòn Vọng Phu 2 tại tu viện Lộc Uyển
  • Hà Thanh hát mộc Mấy Dặm Sơn Khê và Tình khúc hàng hàng lớp lớp
  • Hà Thanh với trời Paris
  • Hà Thanh, tiếng hát hoa đào vừa rụng
  • Hãng đĩa Continental và những tác phẩm đa dạng
  • Hình ảnh – Gallery
  • Hạ Trắng 1965
  • Hồ điệp
  • Hồn mùa ngây ngất trầm vương -Đạo diễn điện ảnh Đặng Nhật Minh
  • Hoàng Giác (1924- 2017)
  • Huế vẫn ngàn năm
  • Kim Nguyên, Hà Thanh và câu chuyện ‘Tấm Ảnh Ngày Xưa’
  • Lách cỏ vườn xưa (Đỗ Hồng Ngọc)
  • Lệ Tầm Dương
  • Lệ Thanh- Hà Thanh
  • Lời giã biệt (2)
  • Lời giã biệt (khán thính giả)
  • Mantra mùa Xuân
  • Mùa thu không lời son nhạt đôi môi – Dấu ấn thập niên 60 70
  • Mồ Côi Mẹ – Chu Văn Lễ
  • Mộc Kim Châu
  • Một chút ơn đời với ca sĩ Hà Thanh
  • Một sáng nghe giọng kim
  • Mưa rơi … Chiều nay vắng người
  • Nói về người anh khả kính Nguyễn văn Đông
  • Nỗi niềm Tuấn Khanh
  • Ngày buồn không vơi chấp nối hận sầu
  • Nghe dia Song Nhac "Cho toi lam quen" va dia Continental "Nhung ngay xa cach"
  • Nghe đĩa Capitol Nhạc Tuyển Mùa Xuân và đĩa Continental số 12 Mộng Chiều Xuân
  • Nghe đĩa Continental 2 và Vô Tuyến
  • Nghe đĩa nhựa Continental "Rồi 20 Năm Sau"
  • Nghe đĩa nhựa-Trao nhau lời hẹn ước
  • Nghe đĩa Sóng Nhạc "Đôi bờ thương nhớ" và "Ai về Sông Tương"
  • Nghe đĩa Thuở Ấy Có Em (1965) và Chúc Lương Di Hận
  • Nghe đĩa Đoạn Tuyệt và Nhớ một chiều Xuân
  • Nghiêm Phú Phi (1930-2018)
  • Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê
  • Nguyễn Văn Đông-Cuộc đời buộc ông ôm cây súng
  • Người ôm lấy muôn loài, nằm trong tiếng bi ai
  • Nhạc Sầu Tương Tư qua cảm nhận của giới trẻ
  • Nhạc sĩ Lan Đài
  • Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông và những điều chưa nói hết
  • Những nàng thơ của Bùi Giáng
  • Như một lời cảm ơn
  • Niềm đau dĩ vãng
  • Nước non ngàn dặm ra đi
  • Phỏng vấn( Như Hảo 1993)
  • Phố vắng em rồi
  • Quan điểm âm nhạc
  • Song ca Hà Thanh và Trung Chỉnh
  • Tình thu trên sông Seine- Nguyễn văn Đông
  • Tình xưa không vỡ bao giờ
  • Tình xưa không vỡ bao giờ (phần 2)
  • Tạp chí Thế Giới Nghệ Sĩ
  • Thái Hà Kim Châu
  • Thái Tú Hạp
  • Thảnh thơi trong bước chân trở về
  • Thềm hoang thêu nắng, phượng thắm rơi đầy
  • Theo chân những tiếng hát
  • Thu Quyến Rũ- 1965
  • Thuyền ơi có nhớ bến chăng? (trích hồi ký Nguyễn Đắc Xuân)
  • Tiếng Ca Trù trên sông Hương
  • Tiểu sử Ca sĩ Hà Thanh (1937-2014)
  • Trái Tim người viễn xứ
  • Trích hồi ký Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông (1932-2018)
  • Trải nghiệm với đĩa nhựa 45 vòng
  • Trải nghiệm với đĩa nhựa 45 vòng (phần 2)
  • Trần Trung Quân
  • Trịnh Thanh Thủy – Đoá Hương Ca Xanh Ngát
  • Trường ca Rồi Hai Mươi Năm Sau
  • Tuong niem 4 nam ngay mat cua ca si Ha Thanh
  • Uncategorized
  • Vũ Đức Sao Biển
  • Đài phát thanh Sài Gòn cuối thập niên 60
  • Đàn không hầu
  • Đây người sang với con đò xưa
  • Đêm qua sân trước một cành mai
  • Đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than (Nguyễn Đắc Xuân)
  • Để trả lời về một bài thơ (Du Tử Lê)
  • Để trả lời về một bài thơ (Du Tử Lê) – Phần cuối
  • Để trả lời về một bài thơ (Du Tử Lê) -Phần 2
  • Đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ
  • Điện đàm với nhạc sĩ Nguyễn văn Đông 2014
  • Đinh Cường
  • Đinh Hoàng Anh
  • Đinh Hoàng Anh (2)
  • Đinh Tiến Mậu
  • Đinh Tiến Mậu (2)
  • Đinh Tiến Mậu (3)
  • Đoàn kịch nói Kim Cương
  • Đoạn Tuyệt
  • Đoản thơ của Kiệt

Meta

  • Register
  • Log in

Cancel
loading Cancel
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.
Privacy & Cookies: This site uses cookies. By continuing to use this website, you agree to their use.
To find out more, including how to control cookies, see here: Cookie Policy
%d bloggers like this: